...

HIỆU CHUẨN NHIỆT KẾ THỦY TINH, THỦY NGÂN - GLASS THERMOMETER CALIBRATION

CALTEK CHUYÊN HIỆU CHUẨN CÁC LOẠI NHIỆT KẾ THỦY TINH, THỦY NGÂN - GLASS THERMOMETER, MERCURY THERMOMETER CALIBRATION CÓ MẶT TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY. CALTEK TỰ HÀO LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐƠN VỊ HIỆU CHUẨN TỐT NHẤT HIỆN NAY.

Ngày đăng: 29-09-2022

152 lượt xem

Nhiệt kế thuỷ tinh – thủy ngân chuẩn Quy trình hiệu chuẩn

Phần I. Hiệu chuẩn nhiệt kế theo Quy trình hiệu chuẩn

1. Phạm vi áp dụng

Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình hiệu chuẩn các loại nhiệt kế thuỷ tinh – thủy ngân chuẩn kiểu nhúng toàn phần, trong phạm vi đo từ – 40 oC đến 420 oC, giá trị độ chia không lớn hơn 0,5 oC dùng để hiệu chuẩn các loại nhiệt kế (trừ nhiệt kế y học điện tử bức xạ hồng ngoại đo tai).

2. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ trong văn bản này được hiểu như sau:

2.1 Nhiệt kế thuỷ tinh – thủy ngân: Là nhiệt kế đo nhiệt độ trực tiếp, hoạt động dựa trên nguyên lý giãn nở của thủy ngân theo nhiệt độ. Cấu tạo của nhiệt kế gồm có bầu chứa thủy ngân, ống mao quản, bầu chứa phụ, thang chia độ. Thân nhiệt kế làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt.

2.2 Nhiệt kế thuỷ tinh – thủy ngân nhúng toàn phần: Là nhiệt kế khi hiệu chuẩn hoặc sử dụng phải nhúng nhiệt kế vào môi trường đo đến ngang bằng mức nhiệt độ chỉ thị của nhiệt kế.

2.3 Hệ số giãn nở biểu kiến: Là hệ số giãn nở nhiệt tương đối của thủy ngân đối với thuỷ tinh làm nhiệt kế.

3. Các phép hiệu chuẩn

Phải lần lượt tiến hành các phép hiệu chuẩn ghi trong bảng 1.

TT Tên phép hiệu chuẩn Theo điều, mục của quy trình
1 Kiểm tra bên ngoài 7.1
2 Kiểm tra đo lường 7.2

4. Phương tiện hiệu chuẩn

Các phương tiện dùng để hiệu chuẩn được nêu trong bảng 2.

 

TT Tên phương tiện

 

dùng để hiệu chuẩn

Đặc trưng kỹ thuật đo lường

 

cơ bản

Áp dụng cho

 

điều, mục của qui

trình

1 Chuẩn đo lường

 

(độ không đảm bảo đo của tổ hợp chuẩn và phương tiện đo so với nhiệt kế

cần hiệu chuẩn phải thỏa mãn tỉ số truyền chuẩn ≤ 1/3)

Nhiệt kế chuẩn –  Phạm  vi  đo :  Phù  hợp  với

 

phạm vi hiệu chuẩn.

– U ≤ 0,01 oC.

7.3
2 Phương tiện đo
Các  bình  điều  nhiệt

 

chất lỏng

– Phạm vi đo phù hợp với dải

 

nhiệt độ của nhiệt kế cần hiệu

chuẩn

– Độ ổn định và độ đồng đều:

≤ 0,01 oC.

7.3
3 Phương tiện phụ
Kẹp gỗ, giấy lau sạch,

 

cồn tinh khiết

  7.1; 7.2, 7.3

5. Điều kiện hiệu chuẩn

Khi tiến hành hiệu chuẩn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

Nhiệt độ: (23 ± 5) ºC;
Độ ẩm: ≤ 70 %RH;
Điện áp nguồn cung cấp phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

6. Chuẩn bị hiệu chuẩn

Trước khi tiến hành hiệu chuẩn phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:

Lựa chọn tổ hợp chuẩn thoả mãn điều kiện như trong bảng 2.
Làm vệ sinh sạch nhiệt kế cần hiệu chuẩn, chuẩn bị các dụng cụ để gá lắp nhiệt kế chuẩn và nhiệt kế cần hiệu chuẩn.

7. Tiến hành hiệu chuẩn

7.1 Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài nhiệt kế cần hiệu chuẩn theo các yêu cầu sau đây:

Bầu nhiệt kế phải bóng, nhẵn, không có khuyết tật. Bên trong bầu phải sạch, không có bọt khí, vật lạ và những thiếu sót khác;
Thân nhiệt kế phải trong suốt, mặt ngoài phải trơn nhẵn, không bị xước, nứt vỡ và không có bọt khí làm ảnh hưởng đến việc đọc số chỉ;
Ống mao quản phải thẳng, trơn nhẵn, đồng đều cho phép nhìn rõ cột chất lỏng. Cột chất lỏng không bị đứt đoạn, chất lỏng không được bám dính trên ống mao quản.
Thang đo:

Các vạch chia của thang đo phải cách đều nhau và vuông góc với mao quản, các vạch được đánh số phải dài hơn các vạch khác.
Vạch, số phải được khắc hoặc in rõ nét và không thể tẩy xóa được;
Bảng thang đo (với nhiệt kế có chứa bảng thang đo) phải được gắn chắc vào thân nhiệt kế và được giữ cố định với mao quản sao cho thang đo và mao quản không được xê dịch tương đối với nhau.
Trên thân của nhiệt kế cần hiệu chuẩn thân đặc hoặc trên bảng thang đo của nhiệt kế phải có các chữ, ký hiệu, nhãn hiệu sau đây:
Ký hiệu chia độ: oC;
Tên hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất, số sản xuất.
Các nhiệt kế cần hiệu chuẩn không đáp ứng các yêu cầu của kiểm tra bên ngoài, không kiểm tra tiếp.

7.2 Kiểm tra đo lường

Nhiệt kế thuỷ tinh – thuỷ ngân chuẩn được kiểm tra đo lường theo trình tự, nội dung, phương pháp và các yêu cầu sau đây:

7.2.1 Quy định chung

Kiểm tra đo lường nhiệt kế cần hiệu chuẩn được thực hiện bằng phương pháp so sánh. Số chỉ của nhiệt kế cần hiệu chuẩn được so sánh với giá trị nhiệt độ “thực” được thể hiện bằng tổ hợp chuẩn nhiệt độ quy định tại mục 4 tại mỗi điểm kiểm tra.
Các điểm nhiệt độ kiểm tra phải cách đều nhau. Khoảng cách giữa hai điểm nhiệt độ liền kề không được lớn hơn 100 giá trị độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế. Số điểm nhiệt độ kiểm tra không ít hơn 3.
Các nhiệt kế cần hiệu chuẩn phải đặt thẳng đứng trong phòng thí nghiệm ít nhất 24 giờ trước khi kiểm tra đo lường.
Trình tự kiểm tra tại các điểm như sau:
Với các điểm kiểm tra thấp hơn 0 oC (nhiệt độ âm)

+ Kiểm tra tại điểm 0 oC (nếu nhiệt kế có vạch 0 oC);

Lần lượt thực hiện kiểm tra tại các điểm nhiệt độ cao nhất đến điểm nhiệt độ thấp nhất;
Với các điểm kiểm tra cao hơn 0 oC (nhiệt độ dương)

Kiểm tra tại điểm 0 oC (nếu nhiệt kế có vạch 0 oC);
Lần lượt thực hiện kiểm tra tại các điểm nhiệt độ thấp nhất đến điểm nhiệt độ cao nhất;
Khi nhúng nhiệt kế cần hiệu chuẩn vào trong thiết bị tạo môi trường nhiệt độ kiểm tra phải tuân theo quy định sau:
Các nhiệt kế phải ở vị trí thẳng đứng;
Nhiệt kế phải được nhúng đến vạch kiểm tra, cho phép nhô lên trên mặt thoáng không quá 3 vạch chia.
Trình tự đọc số chỉ theo quy định dưới đây:
Nhiệt kế chuẩn –> N1  –> N2 –> N3 ….. –> NN  –> Nhiệt kế chuẩn.

Trong đó: N1, N2, N3…NN là nhiệt kế cần hiệu chuẩn. Quá trình đọc số chỉ từ nhiệt kế chuẩn đến nhiệt kế Nn trở về đến nhiệt kế chuẩn là một lượt đọc. Số lượt đọc tại mỗi điểm kiểm tra không nhỏ hơn 5.

Số chỉ của nhiệt kế tại các điểm kiểm tra được đọc khi nhiệt độ của thiết bị tạo môi trường nhiệt độ đã ổn định sau ít nhất 10 phút. Khi đọc số chỉ của nhiệt kế phải điều chỉnh hệ thống đọc bằng kính phóng đại sao cho nhìn rõ vạch chia và cột chất lỏng, đường ngắm phải vuông góc với cột chất lỏng và ngang bằng với mặt thoáng của cột chất lỏng.

7.2.2 Tiến hành kiểm tra

Kiểm tra điểm 0 oC
Nhúng nhiệt kế thuỷ tinh – thuỷ ngân cần hiệu chuẩn và nhiệt kế chuẩn vào điểm 0 oC;
Tiến hành đọc và ghi số chỉ của các nhiệt kế khi nhiệt độ đã ổn định.
Kiểm tra các điểm trên 0 oC (hoặc dưới 0 oC)
Đặt nhiệt độ của bình điều nhiệt tương ứng điểm kiểm tra thấp nhất (hoặc cao nhất);
Khi nhiệt độ đã ổn định đọc và ghi số chỉ của các nhiệt kế theo trình tự như mục 7.2.1 ở trên.
Lần lượt đặt nhiệt độ của bình điều nhiệt tương ứng với điểm kiểm tra tiếp theo cho đến điểm kiểm tra cuối cùng. Trình tự và cách đo lặp lại như mục trên;
Sau khi hiệu chuẩn xong điểm kiểm tra cuối cùng, đo lại giá trị của nhiệt kế cần hiệu chuẩn tại điểm 0 oC hoặc điểm có đánh số ở giữa khoảng thang đo;
Khi kiểm tra xong, tất cả các nhiệt kế được lấy ra khỏi thiết bị tạo môi trường nhiệt độ và đặt trong phòng thí nghiệm ở vị trí thẳng đứng theo chiều làm việc.

7.2.3 Xác định sai số:

Sai số của nhiệt kế thuỷ tinh chất lỏng chuẩn tại mỗi điểm kiểm tra được tính theo công thức:

Δt = (tch + δtch ) – tbk

Trong đó:

tch : Nhiệt độ trung bình của nhiệt kế chuẩn tại mỗi điểm kiểm tra;

tbk : Số đọc trung bình của các nhiệt kế cần hiệu chuẩn tại mỗi điểm kiểm tra;

δtch: là số hiệu chính số đọc của nhiệt kế chuẩn cho trong giấy chứng nhận hiệu chuẩn.

 

8. Ước lượng độ không đảm bảo đo

Độ không đảm bảo đo (ĐKĐBĐ) của phép hiệu chuẩn nhiệt kế thủy tinh – thủy ngân chuẩn được tính toán từ các sai số ảnh hưởng đến các phép đo nhiệt độ khi hiệu chuẩn, được chia thành hai loại: độ không đảm bảo đo của tổ hợp chuẩn và độ không đảm bảo đo của nhiệt kế cần hiệu chuẩn.

ĐKĐBĐ được tính cho toàn dải đo với mức tin cậy P = 95 % và hệ số phủ k = 2.

8.1 Độ không đảm bảo đo của tổ hợp chuẩn: uch

Độ không đảm bảo đo của tổ hợp chuẩn gồm các thành phần sau:

ĐKĐBĐ do độ tản mạn kết quả đo của nhiệt kế chuẩn: uch1
ĐKĐBĐ do nhiệt kế chuẩn: uch2
ĐKĐBĐ do môi trường tạo nhiệt độ: uch3
Độ không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp của tổ hợp chuẩn:

uch =  √ (u 2ch1 + u 2ch2 + u2ch3)

8.2 Độ không đảm bảo đo của nhiệt kế cần hiệu chuẩn: ubk

Độ không đảm bảo đo của nhiệt kế cần hiệu chuẩn gồm các thành phần sau:

ĐKĐBĐ do độ tản mạn kết quả đo của nhiệt kế cần hiệu chuẩn: ubk1
ĐKĐBĐ do độ hồi sai của nhiệt kế cần hiệu chuẩn: ubk2
ĐKĐBĐ do độ phân giải (tính theo giá trị độ chia nhỏ nhất) của nhiệt kế cần hiệu chuẩn: ubk3
Độ không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp của nhiệt kế cần hiệu chuẩn:

ubk =  √(u 2bk1 + u 2bk2 + u2bk3)

8.3 Độ không đảm bảo đo tổng hợp: uC

uc =  √(u 2ch + u 2bk)

8.4 Độ không đảm bảo đo mở rộng: U95

Tính với mức độ tin cậy 95 %; hệ số phủ k = 2:

U95 = 2 × uC

Thành phần này sẽ được đưa vào giấy chứng nhận hiệu chuẩn của nhiệt kế cần hiệu chuẩn.

Bảng tổng hợp các nguồn gây nên độ không đảm bảo đo

TT Nguồn gốc gây nên độ không đảm bảo đo ĐKĐBĐ Phân bố
loại
1 ĐKĐBĐ của tổ hợp chuẩn, uch  
1.1 ĐKĐBĐ do độ tản mạn kết quả đo của nhiệt kế A Chuẩn
chuẩn, uch1
1.2 ĐKĐBĐ do nhiệt kế chuẩn, uch2 B Chuẩn
1.3 ĐKĐBĐ do môi trường tạo nhiệt độ, uch3 B Chữ nhật
2 ĐKĐBĐ của nhiệt kế cần hiệu chuẩn, ubk  
2.1 ĐKĐBĐ do độ tản mạn kết quả đo của nhiệt kế cần A Chuẩn
hiệu chuẩn, ubk1
2.2 ĐKĐBĐ do hồi sai của nhiệt kế cần hiệu chuẩn, ubk2 B Chữ nhật
2.3 ĐKĐBĐ do độ phân giải (tính theo giá trị độ chia B Chữ nhật
nhỏ nhất) của nhiệt kế cần hiệu chuẩn, ubk3
ĐKĐBĐ tổng hợp, uC  Chuẩn
ĐKĐBĐ mở rộng, U95  Chuẩn
Ghi chú: Hướng dẫn tính toán độ không đảm bảo đo xem trong phụ lục 2.

 

9. Xử lý chung

9.1 Nhiệt kế thuỷ tinh – thuỷ ngân chuẩn sau khi hiệu chuẩn nếu đảm bảo sai số cho phép trong phụ lục 3 thì được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn (tem hiệu chuẩn, dấu hiệu chuẩn, giấy chứng nhận hiệu chuẩn…) theo quy định.

9.2 Nhiệt kế điện trở thuỷ tinh – thuỷ ngân chuẩn sau khi hiệu chuẩn nếu không đảm bảo sai số cho phép trong phụ lục 3 thì không cấp chứng chỉ hiệu chuẩn mới và xoá dấu hiệu chuẩn cũ (nếu có).

9.3 Chu kỳ hiệu chuẩn của nhiệt kế thuỷ tinh – thuỷ ngân chuẩn là 24 tháng.

Phụ lục  SAI SỐ CHO PHÉP VÀ ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO CỦA NHIỆT KẾ THỦY TINH CHẤT LỎNG NHÚNG TOÀN PHẦN

Phạm vi đo Loại nhiệt kế Độ chia nhỏ nhất Sai số cho phép  
(°C) (°C) (°C)  
 
         
-35¸0 Thủy ngân 0,5 0,5  
-35¸0 Thủy ngân 0,2 0,4  
-56¸0 Thủy ngân thallium 0,5 0,5  
-56¸0 Thủy ngân thallium 0,2 0,4  
0¸150 Thủy ngân 0,5 0,5  
0¸150 Thủy ngân 0,2 0,4  
0¸100 Thủy ngân 0,1 0,3  
0¸100 Thủy ngân 0,5 0,5  
100 ¸ 300 Thủy ngân 0,5 1,0  
0¸100 Thủy ngân 0,2 0,4  
100 ¸ 200 Thủy ngân 0,2 0,5  
0¸300 Thủy ngân 0,5 2,0  
300 ¸ 500 Thủy ngân 0,5 4,0  
       

Phần 2: Kiểm tra xác nhận

Việc kiểm tra xác nhận thường dùng cho những thiết bị không đem ra bên ngoài hiệu chuẩn được hoặc tốn quá nhiều kinh phí cho hoạt động hiệu chuẩn này, tuy nhiên người thực hiện hiệu chuẩn phải có năng lực phù hợp cho việc hiệu chuẩn, tức là đã được đào tạo qua về hiệu chuẩn thiết bị.

1. Chuẩn bị:

Nhiệt kế được hiệu chuẩn bên ngoài;
Nhiệt kế cần hiệu chuẩn;
Dung dịch glycerin (chất tải nhiệt);
Cốc, ..
2. Tiến hàng kiểm tra xác nhận:

– Chuẩn bị nhiệt kế chuẩn và cốc thủy tinh có chứa Glycerine ở ít nhất 3 khoản nhiệt độ thường đo (hoặc theo các điểm hiệu chuẩn của nhiệt kế chuẩn trên giấy chứng nhận hiệu chuẩn bên ngoài để dễ lấy sai số).

– Lấy nhiệt kế cần kiểm tra xác nhận và nhiệt kế chuẩn đặt vào cốc thủy tinh có chứa Glycerine ở từng điểm nhiệt độ đã chuẩn bị ở trên;

– Đặt cốc thủy tinh có chứa hai nhiệt kế này vào một môi trường có nhiệt độ ổn định (tủ ổn nhiệt, tủ lạnh, … để duy trì nhiệt độ cần kiểm tra).

– Để hai nhiệt kế này ổn định trong một thời gian (thường khoảng 30 phút). Sau đó, đọc nhiệt độ thể hiện trên nhiệt kế cần kiểm tra xác nhận và nhiệt kế chuẩn.

– Ghi chép kết quả vào biểu mẫu kiểm soát.

– Lặp lại 3 lần với 3 nhiệt độ môi trường khác nhau.

– So sánh 2 nhiệt độ và kết luận về độ lệch của nhiệt kế cần kiểm tra xác nhận.

Kết luận: tuỳ theo mức độ quan trọng của quá trình được đo mà doanh nghiệp có thể quy định mức sai số cho phép phù hợp, hoặc có thể sử dụng bảng trong phụ lục ở trên.

 


WEB: http://hieuchuanthietbi.info
Công ty Cổ Phần điện tử CALTEK chuyên cung cấp các dịch vụ về hiệu chuẩn, kiểm tra và sửa chữa các thiết bị điện tử, cơ khí, đo lường và dụng cụ máy móc thử nghiệm, cung cấp và tư vấn các thiết bị đo lường... trong nhiều lĩnh vực bao gồm điện, điện tử, hóa học, cơ khí, nhiệt độ, áp suất, may mặc, thực phẩm và môi trường.
Liên hệ: Hotline: 0962.960.961 (Mr. Toàn Phạm) - email: toan.pham@caltek.com.vn để được tư vấn và báo giá.
Địa chỉ:
Trụ Sở     :  Tầng 03, Hà Nam Plaza, Quốc Lộ 13, P, Vĩnh Phú, TP. Thuận An, Bình Dương
Chi Nhánh Tầng 2, Trung tâm điều hành KCN Tiên sơn, Đường 11, KCN Tiên Sơn, Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE


HOTLINE:
Mr. Toàn - 0962.960.961

toan.pham@caltek.com.vn

FANPAGE HỖ TRỢ

NICK HỖ TRỢ

  • Toàn Phạm - Calibration

    Toàn Phạm - Calibration

    0962.960.961

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 268,148

Đang online1