...

HIỆU CHUẨN ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN - INSULATION RESISTANCE TESTER

Caltek hiệu chuẩn tất cả đồng hồ đo điện trở cách điện – insulation resistance tester

Ngày đăng: 20-12-2018

1,606 lượt xem

ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN – INSULATION RESISTANCE TESTER

  1. Đồng hồ đo điện trở cách điện là gì?

Phương tiện đo điện trở cách điện (Insulation Resistance Tester): Dụng cụ kiểm tra an toàn điện, xác định giá trị điện trở cách điện của các thiết bị điện theo một mức điện

Đồng hồ đo điện trở cách điện là thiết bị hữu dụng đối với ngành điện và sản xuất. Máy sẽ dò được điện trở và đảm bảo được hệ thống lưới điện đã cách điện an toàn hay chưa.

                                 

   ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN – INSULATION RESISTANCE TESTER

  1. Ứng dụng của đồng hồ đo điện trở cách điện
  • Đồng hồ đo điện trở cách điện được sử dụng để xác định, đánh giá, kiểm soát chất lượng điện trong ngành sản xuất.
  • Đánh giá hỗ trợ trong quá trình thi công, cài đặt, nghiệm thu, kiểm nghiệm sản phẩm.
  • Kiểm tra, đánh giá định kỳ hay trong bảo trì sửa chữa, sử lý sự cố...
  • Ngoài ra các loại đồng hồ đo điện trở cách điện hiện đại ngày nay còn được tích hợp nhiều tính năng thực hiện được nhiều công việc như một đồng hồ đo điện đa năng..
  1. Nguyên lý chung của đồng hồ đo điện trở cách điện

Tiến hành trên điện môi của thiết bị cần kiểm tra. Theo thực tế cho thấy, điện môi là chất cách điện, không cho dòng điện chạy qua. Nhưng thực tế cho thấy, không có chất cách điện tuyệt đối như vậy. Do đó ta sẽ thực hiện một điện áp của máy vào điện môi.

Tiến hành áp một điện áp vào điện môi, sau đó xác định dòng rò qua điện môi, áp dụng định luật ôm để xác định điện trở cách điện của điện môi đó. Đây chính là nguyên lý làm việc chung của các đồng hồ đo điện trở cách điện.

  1. Hiệu chuẩn đồng hồ đo điện trở cách điện – insulation resistance tester
  1. Các phép hiệu chuẩn
  • Kiểm tra bên ngoài
  • Kiểm tra kỹ thuật
  • Kiểm tra nguồn điện cung cấp
  • Kiểm tra khả năng phát điện áp ra các cực đo của UUT
  • Kiểm tra khả năng làm việc UUT
  • Kiểm tra đo lường Xác định sai số cơ bản
  • Xác định sai số cơ bản (cho UUT có nhiều thang đo)
  • Đánh giá sai số cơ bản (khi tiến hành kiểm định mê gôm mét)
  1. Phương tiện hiệu chuẩn
  • Điện trở chuẩn (Resistance standard)
  • Thiết bị đo điện áp DC
  • Nhiệt ẩm kế

Lưu ý: Chuẩn và phương tiện đo dùng trong phép đo xác định sai số cơ bản của mê gôm mét phải đảm bảo sai số phép đo không vượt quá 1/4 sai số cho phép của mê gôm mét tại điểm cần kiểm định.

  1. Chuẩn công tác/ chuẩn thứ cấp

Điện trở chuẩn (Resistance standard), Phạm vi đo đến 1TΩ Sai số : ±0.25% của giá trị cài đặt.

  1. Điều kiện hiệu chuẩn

Khi tiến hành hiệu chuẩn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Nhiệt độ môi trường: (23 ±  5) 0C
  • Độ ẩm tương đối của không khí không vượt quá:

+ 80 % RH đối với mê gôm mét có điện áp phát ra đến 500 V;

+ 70 % RH đối với mê gôm mét có điện áp phát ra đến 2500 V;

+ 60 % RH đối với mê gôm mét có điện áp phát ra đến 10000 V.

  1. Chuẩn bị hiệu chuẩn

Trước khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:

  • Mê gôm mét cần kiểm định (UUT) cùng với các cuộn điện trở chuẩn và các hộp điện trở chuẩn dùng trong kiểm định phải được đặt trong môi trường kiểm định ít nhất 2 giờ (2 h) trước khi tiến hành kiểm định;
  • Các cực nối đất (Ground) của UUT, cuộn điện trở chuẩn và hộp điện trở chuẩn phải được nối đất (Ground); nếu trên UUT, cuộn điện trở chuẩn và hộp điện trở chuẩn có các cực màn (Guard) thì các cực này phải được nối chung với nhau.
  • -Làm sạch bên ngoài và các cực đo của UUT.
  1. Tiến hành hiệu chuẩn

f.1 Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:

  • Yêu cầu về hồ sơ của UUT:

- Các hướng dẫn về vận hành, bảo quản, sử dụng;

- Các sơ đồ và các chi tiết, phụ kiện cần cho việc kiểm định;

- Các hướng dẫn đặc biệt của UUT (nếu có).

  • Kiểm tra bằng cách quan sát theo yêu cầu:

Không có sự hư hỏng do cơ học, do phóng điện và ăn mòn; UUT phải còn nguyên vẹn; các cực nối chắc chắn, không nứt vỡ; các chuyển mạch (công tắc) phải nguyên vẹn và hoạt động tốt. Khi nghiêng UUT không có tiếng kêu của vật lạ hoặc của những phần bên trong bị bật ra.

f.2 Kiểm tra kỹ thuật

Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:

  • Kiểm tra nguồn điện cung cấp

Phải đảm bảo nguồn cung cấp cho UUT và các thiết bị dùng trong kiểm định đúng như yêu cầu được qui định trong tài liệu kỹ thuật, các cầu chì, mạch bảo vệ của nguồn cung cấp phải còn hoạt động tốt.

  • Kiểm tra khả năng phát điện áp ra các cực đo của UUT

Xác định điện áp trên các đầu cực (điện áp công tác) của UUT.

Điện áp trên các đầu cực của UUT được đo bằng von mét một chiều, von mét tĩnh điện hoặc von mét với mạch phân áp một chiều.

Điện áp trên các đầu cực không được lệch quá 10% so với trị số điện áp phát danh định của UUT.

  • Kiểm tra khả năng làm việc của UUT

Vận hành UUT theo hướng dẫn sử dụng; nối mạch đo của UUT với hộp điện trở.

Đối với UUT có chỉ thị kiểu kim chỉ (analog):

- Chỉnh điểm “0” cơ khí (nếu có);

- Đặt các giá trị điện trở tương ứng với giá trị đầu (điểm “0”) và giá trị cuối (điểm “∞”) trên thang đo của UUT; tiến hành đo thử. Nếu nhận thấy kim chỉ sai lệch khỏi các giá trị này phải điều chỉnh lại cho đúng.

Đối với UUT có chỉ thị kiểu hiện số (digital):

- Theo hướng dẫn trong tài liệu kỹ thuật kèm theo;

- Nếu không có hướng dẫn, có thể kiểm tra bằng cách: lấy hai giá trị điện trở ở đầu thang đo và cuối thang đo; tiến hành đo thử. Nếu kết quả nhận được có sai số lớn hơn sai số cho phép của UUT tại các điểm này thì phải điều chỉnh lại.

f.3 Kiểm tra đo lường

Mê gôm mét được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung, phương pháp và yêu cầu sau đây:

  • Xác định sai số cơ bản

Sai số cơ bản được xác định theo phương pháp đo trực tiếp giá trị điện trở chuẩn bằng UUT.

Tuỳ thuộc vào cách biểu diễn sai số cho phép của UUT, sử dụng những cách xác định sai số cơ bản dưới đây tại các điểm cần kiểm định.

  • Các điểm cần kiểm định trên thang đo của UUT được xác định như sau:

Đối với UUT kiểu kim chỉ (analog), các điểm cần kiểm định là các điểm có vạch số của thang đo.

Đối với UUT kiểu hiện số (digital), các điểm cần kiểm định được nhà sản xuất đưa ra trong tài liệu kỹ thuật kèm theo. Nếu không có tài liệu hướng dẫn có thể chọn các điểm cần kiểm định như sau: trên thang đo chọn 3 giá trị (điểm): gần đầu thang, giữa thang và gần cuối thang.

  • Sai số cơ bản tuyệt đối tại các điểm cần kiểm định của thang đo được xác định như sau:

Nối hộp điện trở chuẩn với các cực đo của UUT. Thay đổi giá trị của hộp điện trở chuẩn tương ứng với các điểm cần kiểm định của thang đo, điều chỉnh chỉ thị lần lượt tới từng điểm cần kiểm định theo một hướng, sau đó theo hướng ngược lại để xác định sai số cơ bản tuyệt đối ∆1 và ∆2.

  • Khi kiểm định UUT có nhiều thang đo, cho phép xác định sai số cơ bản ở tất cả các điểm cần kiểm định trên một thang đo bất kỳ của UUT. Kết quả xác định sai số ở thang đo này chọn hai điểm: điểm có sai số lớn nhất ∆max và điểm có sai số nhỏ nhất ∆min nếu sai số ở tất cả các điểm là cùng dấu; điểm có sai số dương lớn nhất và điểm có sai số âm lớn nhất nếu sai số ở các điểm trên thang đo là khác dấu. Các thang đo còn lại chỉ xác định sai số cơ bản ở tại hai vị trí này trên thang đo.
  • Khi kiểm định UUT, tuỳ thuộc vào cách thể hiện sai số cho phép của UUT. Sai số cơ bản của UUT được xác định nếu không lớn hơn sai số cho phép của UUT thì UUT đó đạt chỉ tiêu về sai số.
  1. Xử lý kết quả hiệu chuẩn

Nhập kết quả các phép hiệu chuẩn vào biên bản hiệu chuẩn mẫu bằng tay theo đúng quan trắc gốc khi thực hiện ở hiện trường, hoặc nhập trực tiếp lên biểu mẫu khi thực hiện tại PTN.

- Tính toán sai số cho phép theo công bố của nhà sản xuất (manual kèm theo máy) hoặc theo APPENDIX B quy trình hiệu chuẩn 33k2-4-33-1.

- Tính toán độ không đảm bảo đo

 


WEB: http://hieuchuanthietbi.info
Công ty Cổ Phần điện tử CALTEK chuyên cung cấp các dịch vụ về hiệu chuẩn, kiểm tra và sửa chữa các thiết bị điện tử, cơ khí, đo lường và dụng cụ máy móc thử nghiệm, cung cấp và tư vấn các thiết bị đo lường... trong nhiều lĩnh vực bao gồm điện, điện tử, hóa học, cơ khí, nhiệt độ, áp suất, may mặc, thực phẩm và môi trường.
Liên hệ: Hotline: 0962.960.961 (Mr. Toàn Phạm) - email: toan.pham@caltek.com.vn để được tư vấn và báo giá.
Địa chỉ:
Trụ Sở     :  Tầng 03, Hà Nam Plaza, Quốc Lộ 13, P, Vĩnh Phú, TP. Thuận An, Bình Dương
Chi Nhánh Tầng 2, Trung tâm điều hành KCN Tiên sơn, Đường 11, KCN Tiên Sơn, Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha