...
TẠI SAO CẦN HIỆU CHUẨN CÂN TAI SAO CAN HIEU CHUAN CAN
Ngày đăng: 06-12-2018
2,099 lượt xem
Hiệu chuẩn là gì? Nói một cách đơn giản, hiệu chuẩn là sự so sánh định lượng. Để kiểm tra chỉ số cân, quả cân tham chiếu sẽ được đặt lên đĩa cân. Lỗi được định nghĩa là sự khác biệt giữa giá trị đo được (chỉ số đọc trên màn hình) và giá trị thực (quả cân tham chiếu). Khi kết thúc quá trình hiệu chuẩn cân sẽ cho ra kết quả các giá trị đo được và so sánh chúng với giá trị tham chiếu. Các sai số được áp dụng sẽ giúp đưa ra khẳng định Đạt/Không đạt cho chiếc cân được hiệu chuẩn.
Tại sao cần hiệu chuẩn cân? Vậy bạn hãy hỏi lại: "Tại sao bạn lại muốn cân khi cân của bạn chưa được hiệu chuẩn?" Hiệu chuẩn cân là điều rất cần thiết để đảm bảo rằng kết quả đo của cân là chính xác. Độ chính xác của cân giảm dần theo thời gian. Đây là kết quả của sự hao mòn và hư hỏng do sử dụng thường xuyên và các yếu tố bên ngoài khác như rung lắc cơ khí hoặc môi trường dễ cháy nổ. Điều này có thể dẫn đến sự sai lệch các chỉ số hiển thị của cân sau một thời gian dài sử dụng. Hiệu chuẩn cân định kỳ cùng với kiểm tra thường xuyên sẽ nâng cao đáng kể thời gian sử dụng và độ chính xác của cân.
2. Hiệu chuẩn cân sẽ mang lại lợi ích gì?
Hiệu chuẩn cân định kỳ được thực hiện bởi một đơn vị có uy tín và được công nhận sẽ mang lại những lợi ích sau:
3. Thời điểm tái hiệu chuẩn là bao lâu và những rủi ro nào có thể xảy ra nếu không hiệu chuẩn?
Một chứng nhận hiệu chuẩn sẽ báo cáo kết quả tại thời điểm thực hiện hiệu chuẩn. Trong nhiều trường hợp, người chịu trách nhiệm cho rằng hiệu chuẩn sẽ có giá trị trong một năm. Điều này dẫn đến kết luận sai lầm rằng khoảng thời gian hiệu chuẩn một năm là đủ.
Tốt nhất, khoảng thời gian hiệu chuẩn nên được xác định theo phương pháp dựa trên rủi ro, ví dụ như xác suất xảy ra sai sót và mức độ tác động của sai sót? Tác động lớn và xác suất cao tương ứng với rủi ro cao, đòi hỏi khoảng thời gian hiệu chuẩn ngắn hơn. Ngược lại, tác động nhỏ và xác suất thấp tương ứng với rủi ro thấp, cho phép kéo dài khoảng thời gian này. Điều này có nghĩa là nếu cân của bạn được sử dụng thường xuyên thì bạn có thể rút ngắn chu kỳ này xuống còn nửa năm hoặc 3 tháng.
Nếu không hiệu chuẩn cân định kỳ có thể xảy ra nhiều rủi ro dẫn đến các bất lợi về sản xuất, lợi nhuận:
Những thay đổi về môi trường cũng có thể dẫn đến không phát hiện được sự sai lệch hoặc sai sót ngẫu nhiên tăng lên, làm giảm hiệu suất. Hiệu chuẩn định kỳ cùng với kiểm tra thường xuyên là cách tốt nhất để giảm rủi ro liên quan đến hiệu chuẩn.
4. Những sai số nào áp dụng cho việc hiệu chuẩn cân?
Sai số quyết định cân có hoạt động “đủ tốt” để đáp ứng các yêu cầu quy trình cụ thể hay không. Sai số thiết lập các tiêu chí để đưa ra khẳng định Đạt/Không đạt. Sai số có thể đến từ nhiều nguồn, bao gồm các cơ quan pháp lý, các ngành công nghiệp sản xuất và từ chính quy trình.
Sai số pháp lý: |
Sai số pháp lý được quy định bởi OIML R76 hoặc Sổ tay NIST 44 (chỉ ở Hoa Kỳ) đánh giá các yêu cầu thương mại hợp pháp. Những sai số này khá lớn và dễ gặp với cân phòng thí nghiệm, hoặc khi cân thấp hơn phạm vi cân. |
Sai số cho phép của nhà sản xuất: |
Sai số cho phép của nhà sản xuất đảm bảo rằng thiết bị đáp ứng các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Sai số cho phép của nhà sản xuất không xét đến các yêu cầu quy trình cụ thể, và do đó không phù hợp để cải thiện quy trình cân. |
Sai số quy trình: |
Sai số quy trình cụ thể được xác định bởi người dùng, hỗ trợ cải thiện quy trình, tiết kiệm nguyên liệu, tránh lãng phí và việc phải làm lại. Đối với các cân trong ứng dụng thương mại hợp pháp, sai số quy trình cần được áp dụng bên cạnh sai số pháp lý |
Sai số pháp lý giúp bảo vệ người tiêu dùng nhưng không xét đến các yêu cầu cụ thể của nhà sản xuất. Việc tối ưu hóa sai số quy trình được áp dụng cho các thiết bị đo có thể tác động lớn đến lợi nhuận của quy trình.
5. Hiệu chuẩn và hiệu chỉnh giống hay khác nhau?
Các thuật ngữ “hiệu chuẩn” và “hiệu chỉnh” thường bị nhầm lẫn với nhau, tuy nhiên chúng lại không hề giống nhau.
Hiệu chuẩn
Văn phòng cân đo quốc tế (BIPM) và Ủy ban liên kết về hướng dẫn đo lường (JCGM) đã giới thiệu một công cụ giá trị để hỗ trợ việc tiêu chuẩn hóa các thuật ngữ về cân được gọi là Thuật ngữ đo lường quốc tế (VIM). Trong đó, mục 2.39 định nghĩa hiệu chuẩn là một khía cạnh về cách mà cân vận hành:
"Tập hợp các thao tác trong các điều kiện cụ thể, bước đầu tiên là thiết lập mối quan hệ giữa giá trị với độ không đảm bảo đo được cung cấp bởi các tiêu chuẩn đo và các chỉ số tương đương với độ không đảm bảo đo liên quan, sau đó sử dụng thông tin này để thiết lập mối quan hệ nhằm thu được kết quả đo từ một chỉ số."
Nói cách khác, cân được hiệu chuẩn để hiểu và ghi lại biểu hiện của cân. Định nghĩa trên cũng nêu rõ rằng việc dẫn xuất độ không đảm bảo đo là một phần không tách rời của hiệu chuẩn. Hiệu chuẩn cân mà không có khẳng định về độ không đảm bảo đo là không hoàn chỉnh và chỉ là kiểm tra ngẫu nhiên.
Hiệu chỉnh
Trong khi hiệu chuẩn cho biết biểu hiện của cân, thì hiệu chỉnh thiết bị sẽ thay đổi biểu hiện của nó. Hiệu chỉnh được định nghĩa trong VIM như sau:
"Tập hợp các thao tác được thực hiện trên hệ thống đo để nó cung cấp các chỉ số được quy định tương ứng với các giá trị đã cho của một lượng được đo."
Do đó, hiệu chỉnh cân nghĩa là điều chỉnh các chỉ số để cho phép chúng tương ứng – càng nhiều càng tốt – với các giá trị về lượng của các tiêu chuẩn đo được áp dụng.
WEB: http://hieuchuanthietbi.info
Công ty Cổ Phần điện tử CALTEK chuyên cung cấp các dịch vụ về hiệu chuẩn, kiểm tra và sửa chữa các thiết bị điện tử, cơ khí, đo lường và dụng cụ máy móc thử nghiệm, cung cấp và tư vấn các thiết bị đo lường... trong nhiều lĩnh vực bao gồm điện, điện tử, hóa học, cơ khí, nhiệt độ, áp suất, may mặc, thực phẩm và môi trường.
Liên hệ: Hotline: 0962.960.961 (Mr. Toàn Phạm) - email: toan.pham@caltek.com.vn để được tư vấn và báo giá.
Địa chỉ:
Trụ Sở : Tầng 03, Hà Nam Plaza, Quốc Lộ 13, P, Vĩnh Phú, TP. Thuận An, Bình Dương
Chi Nhánh : Tầng 2, Trung tâm điều hành KCN Tiên sơn, Đường 11, KCN Tiên Sơn, Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh
Gửi bình luận của bạn