...

HIỆU CHUẨN CÂN TREO - CRANE SCALES

HIỆU CHUẨN CÂN TREO - CRANE SCALES HIEU CHUAN CAN TREO - CRANE SCALES

Ngày đăng: 11-12-2018

1,719 lượt xem

HIỆU CHUẨN CÂN TREO - CRANE SCALES

  1. Phạm vi áp dụng Hiệu chuẩn cân treo

Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình hiệu chuẩn ban đầu, hiệu chuẩn định kỳ và hiệu chuẩn bất thường đối với cân treo.

  1. Thuật ngữ, định nghĩa và các ký hiệu Hiệu chuẩn cân treo
    • Cân treo móc cẩu (sau đây được gọi tắt là “cân”) là loại cân treo tự do, phía trên được nối với thiết bị nâng, phía dưới treo vật cần cân.
    • Các chữ viết tắt

+ d: Giá trị độ chia

+ e: Giá trị độ chia kiểm

+ E: Sai số

+ E0 : Sai số tại điểm “0”

+ I : Số chỉ

+ L: Giá trị tải trọng

+ ∆L: Tổng giá trị tải trọng thêm vào

+ m: Mức cân mpe: Sai số cho phép lớn nhất

+ Max: Mức cân lớn nhất

+ Min: Mức cân nhỏ nhất

+ n: Số lượng độ chia kiểm

+ P: Chỉ thị thực trước khi làm tròn

  1. Các phép Hiệu chuẩn cân treo

Phải lần lượt tiến hành các phép Hiệu chuẩn cân bàn ghi trong bảng 1:

Bảng 1

TT

 

Tên phép hiệu chuẩn

Theo điều mục của ĐLVN

Chế độ hiệu chuẩn

Ban đầu

Định kỳ

Sau sửa chữa

1

Kiểm tra bên ngoài

7.1

+

+

+

2

Kiểm tra kỹ thuật

7.2

+

+

+

3

Kiểm tra đo lường

7.3

 

 

 

3.1

Xác định sai số điểm “0”

7.3.2

+

+

+

3.2

Kiểm tra độ lặp lại

7.3.3

+

+

+

3.3

Kiểm tra độ động

7.3.4

+

+

+

3.4

Kiểm tra độ đúng các mức cân

7.3.5

+

+

+

 

 

  1. Phương tiện Hiệu chuẩn cân treo

Phải sử dụng phương tiện Hiệu chuẩn cân treo được quy định trong bảng 2:

Bảng 2

TT

Tên phương tiện hiệu chuẩn

Đặc trưng kỹ thuật đo lường cơ bản

Áp dụng cho điều mục của ĐLVN

1

Chuẩn đo lường

 

 

 

Quả cân chuẩn

- Quả cân chuẩn cấp chính xác M1. Tổng khối lượng các quả cân chuẩn không được nhỏ hơn 20 % Max;

- Các bộ quả cân nhỏ, cấp chính xác M1, có tổng khối lượng đủ để xác định sai số của cân ở các mức cần kiểm

7.3

2

Phương tiện phụ

 

 

 

Tải trọng dùng làm bì

Vật có khối lượng không đổi

Dùng trong các phép kiểm định áp dụng phương pháp thế chuẩn

 

  1. Điều kiện Hiệu chuẩn cân treo

Khi tiến hành Hiệu chuẩn cân treo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

-   Phải đảm bảo các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tương tự điều kiện làm việc bình thường của cân theo tài liệu của nhà sản xuất.;

-   Ảnh hưởng của tác động bên ngoài (rung động, điện từ trường, điện áp lưới, ...) không làm sai lệch kết quả hiệu chuẩn.

  1. Chuân bị Hiệu chuẩn cân treo

Trước khi tiến hành Hiệu chuẩn cân treo phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:

-  Cân phải được lắp ráp hoàn chỉnh, vệ sinh sạch sẽ, đặt trên nền phăng, sẵn sàng ỏ' tư thế kiểm định.

-   Tập kết đủ quả cân chuấn, tải bì và phương tiện kiểm định khác. Quả cân chuẩn phải còn trong thời hạn hiệu lực kiểm định.

-   - Kiểm tra các điều kiện an toàn trước khi hiệu chuẩn.

  1. Tiến hành Hiệu chuẩn cân treo

7.1  Kiểm tra bên ngoài:

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:

7.1.1 Nhãn mác cân

Kiểm tra các nội dung chính ghi trên nhãn mác cân: tên hãng (nước) sản xuất, số cân; Max, Min, d, cấp chính xác, điện áp sử dụng.

7.1.2 Vị trí đóng dấu, dán tem hiệu chuẩn

Vị trí đóng dấu hoặc dán tem hiệu chuẩn phải dễ thao tác đóng dấu hoặc dán tem và không làm thay đổi các đặc trưng đo lường của cân. Nếu bộ phận mang dấu hoặc dán tem bị tháo dỡ thì dấu hoặc tem hiệu chuẩn này sẽ bị phá huỷ.

7.2 Kiểm tra kỹ thuật

Cân được kiểm tra kỹ thuật theo trình tự nội dung, phương pháp yêu cầu sau đây:

- So sánh sự phù hợp về kết cấu của cân cần hiệu chuẩn với phê duyệt mẫu;

- Kiểm tra sự hoạt động bình thường của các cơ cấu;

- Ghi kết quả đánh giá vào biên bản.

7.3 Kiểm tra đo lường

Cân treo được kiểm tra đo lường theo trình tự, nội dungr phương pháp và yêu cầu sau đây:

7.3.1 Phương pháp xác định sai số tại một mức cân

Đưa tải trọng (L) ở mức cân cần kiểm lên cân, chỉ thị trên cân là (I):

a) Đối với cân cơ khí

- Nếu I = L thì cân có sai số bằng “0” tại mức cân đó (E = 0);

- Nếu I ≠ L lần lượt cho thêm vào cân các gia trọng theo bước bằng 0,1 e cho đến khi kim trùng với vạch kế tiếp (I1);

- Sai số được tính bằng công thức sau: E = I1 – ∆L – L

b) Đối với cân điện tử chỉ thị số có d ≤ 1/5 e

- Sai số được tính bằng công thức sau: E = I – L

c) Đối với cân điện tử chỉ thị số có d > 1/5 e

 

- Lần lượt cho thêm vào cân các gia trọng theo bước bằng 0,1 e cho đến khi hiển thị chuyển sang mức mới;

- Sai số được tính bằng công thức sau: E = I + ½ e - DL – L

7.3.2 Xác định sai số điểm “0” (Chỉ áp dụng với cân điện tử)

- Tại mức cân L = 0 (hoặc L = Min) thực hiện xác định sai số theo mục 7.3.1;

- Ghi kết quả vào biên bản;

- So sánh với mpe cho trong bảng A.2 của phụ lục A - ĐLVN 260 và ghi đánh giá (đạt hoặc không) vào biên bản.

7.3.3 Kiểm tra độ lặp lại

- Tại mức cân khoảng 0,8 Max tiến hành cân ba lần cùng một tải trọng (Tải trọng là quả cân chuẩn hoặc bì);

- Giữa các lần cân nếu điểm “0” thay đổi thì lấy lại điểm “0”;

 - Tại mỗi lần cân, xác định sai số theo mục 7.3.1;

- Tính độ lệch sai số lớn nhất, so sánh với mpe cho trong bảng A.2 của phụ lục A - ĐLVN 260 và ghi đánh giá (đạt hoặc không đạt) vào biên bản.

7.3.4 Kiểm tra độ động

Phép kiểm tra độ động phải thực hiện tại các mức cân sau: Min, ½ Max và gần Max (để giảm bớt thao tác, phép kiểm tra độ động có thể thực hiện khi thực hiện phép “kiểm tra độ đúng các mức cân” tại các mức cân: Min, ½ Max và gần Max) với thao tác như sau:

- Khi cân đang ở trạng thái cân bằng ổn định, cho thêm vào cân các quả cân nhỏ theo bước bằng 0,1 d cho đến khi hiển thị của cân chuyển sang giá trị hiển thị mới (I1);

- Nhẹ nhàng cho vào cân một khối lượng có giá trị bằng 1,4 d;

- Độ động của cân được đánh giá là đạt nếu hiển thị của cân chuyển sang giá trị hiển thị mới (I2) và I2 > I1. Đối với cân cơ khí, kim chỉ phải chuyển đến (hoặc quá) vạch tiếp theo và I2 - I1 ≥ d.

- Ghi đánh giá vào biên bản.

7.3.5 Kiểm tra độ đúng các mức cân

 - Cho phép sử dụng phương pháp thế chuẩn để thực hiện kiểm tra độ đúng các mức cân.

- Các sai số xác định được trong quá trình kiểm định không vượt quá mpe cho trong bảng A.2 (Phụ lục A của ĐLVN 260).

- Thực hiện xác định sai số theo mục 7.3.1 ít nhất tại các mức cân sau: Min, ½ Max gần Max và lân cận các điểm mpe thay đổi.

a) Cân cơ khí áp dụng công thức trong mục 7.3.1.a để tính sai số; Ghi kết quả vào biên bản.

b) Cân điện tử có E0 ≠ 0, sai số tại mức cân vừa kiểm (Ec) sẽ tính theo công thức:

 Ec = E – E0

 Trong đó: E0 đã được xác định trong mục 7.3.2.

- So sánh với mpe cho trong bảng A.2 của phụ lục A - ĐLVN 260 và ghi đánh giá (đạt hoặc không đạt) vào biên bản.

c) Cân điện tử có E0 = 0, có thể sử dụng phương pháp kiểm nhanh như sau:

- Lần lượt cho khối lượng chuẩn L tương ứng với các mức cân phải kiểm vào cân, nếu mức cân phải kiểm nằm trong khoảng 500 e đến 2000 e đối với cân cấp 3 (50 e đến 200 e đối với cân cấp 4) thì cho thêm một gia trọng có giá trị 0,5 e vào cùng khối lượng chuẩn L;

 - Đợi cân đạt trạng thái cân bằng ổn định;

- Đọc giá trị hiển thị trên cân, ghi vào biên bản

- So sánh với giá trị hiển thị trong bảng 3; (Đạt, nếu hiển thị tương ứng với dấu “+” trong bảng);

- Ghi đánh giá vào biên bản.

Bảng 3

Sai số cho phép lớn nhất (mpe)

Khối lượng quả cân chuẩn

Giá trị hiển thị

-2e

-1e

0

1e

2e

± 0,5 e

L

-

-

+

-

-

± 1 e

L + 0,5 e

-

-

+

+

-

± 1,5 e

L

-

+

+

+

-

  1. Xử lý chung

8.1 Cân treo móc cẩu sau khi hiệu chuẩn nếu đạt các yêu cầu quy định theo quy trình hiệu chuẩn này được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn (tem hiệu chuẩn, giấy chứng nhận hiệu chuẩn...) theo quy định. Tem hiệu chuẩn phải được dán (hoặc tem niêm phong) tại các vị trí ngăn cản được việc điều chỉnh độ đúng của cân.

8.2 Cân treo móc cẩu sau khi hiệu chuẩn nếu không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình hiệu chuẩn này thì không cấp chứng nhận hiệu chuẩn mới và lột tem hiệu chuẩn cũ (nếu có).

8.3 Chu kỳ hiệu chuẩn khuyến nghị của cân treo móc cẩu là: 12 tháng.

VUI LÒNG XEM VIDEO HƯỚNG DẪN

 


WEB: http://hieuchuanthietbi.info
Công ty Cổ Phần điện tử CALTEK chuyên cung cấp các dịch vụ về hiệu chuẩn, kiểm tra và sửa chữa các thiết bị điện tử, cơ khí, đo lường và dụng cụ máy móc thử nghiệm, cung cấp và tư vấn các thiết bị đo lường... trong nhiều lĩnh vực bao gồm điện, điện tử, hóa học, cơ khí, nhiệt độ, áp suất, may mặc, thực phẩm và môi trường.
Liên hệ: Hotline: 0962.960.961 (Mr. Toàn Phạm) - email: toan.pham@caltek.com.vn để được tư vấn và báo giá.
Địa chỉ:
Trụ Sở     :  Tầng 03, Hà Nam Plaza, Quốc Lộ 13, P, Vĩnh Phú, TP. Thuận An, Bình Dương
Chi Nhánh Tầng 2, Trung tâm điều hành KCN Tiên sơn, Đường 11, KCN Tiên Sơn, Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE


HOTLINE:
Mr. Toàn - 0962.960.961

toan.pham@caltek.com.vn

FANPAGE HỖ TRỢ

NICK HỖ TRỢ

  • Toàn Phạm - Calibration

    Toàn Phạm - Calibration

    0962.960.961

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 277,158

Đang online3